Sử dụng bếp từ có an toàn không ?

Chưa có đánh giá nào

Bếp từ hiện ngày càng phổ biến rộng dãi trong các phòng bếp của gia đình Việt, và nó đang phát triển với tốc độ tăng chóng mặt. Nhiều người tiêu dùng đặt ra câu hỏi sử dụng bếp từ có an toàn không ? Những đối tượng nào không nên sử dụng bếp từ?  Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi trên

sử dụng bếp từ có an toàn không ? Những đối tượng nào không nên sử dụng bếp từ?

Bếp từ là gì?

Bếp từ là sản phẩm thiết bị bếp giúp nấu ăn, thay thế cho bếp củ hay bếp gas thông thường. Chúng sử dụng điện năng tạo ra từ trường; sau đó dựa trên cảm ứng từ để tạo ra nhiệt năng làm nóng nồi nấu, từ đó nấu chín thức ăn.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Như cái tên của nó, bếp sẽ sử dụng nguyên lý cảm ứng của sóng điện từ giữa bếp và nồi nấu để tạo ra nhiệt năng.

Khi bật bếp, một dòng điện chạy qua cuộn dây, tạo ra một từ trường biến thiên, nhưng không tạo ra nhiệt. Chỉ khi bạn đặt chảo hoặc nồi thép có đáy làm từ chất liệu cảm ứng từ lên bếp; từ trường sẽ làm cho dụng cụ này nóng dần lên, làm chín thực phẩm.

Sử dụng bếp từ có an toàn không?

Vấn đề này cũng được các chuyên gia là giáo sư tiến sĩ của cả trong và ngoài nước nghiên cứ. Kết luận chung được đưa ra là sóng điện từ của bếp từ là sóng trung tần, có cường độ rất thấp. Chỉ từ 20kHz đến 30kHz (chênh lệch hoàn toàn với sóng viba của lò vi sóng – 2,4 GHz); và chỉ tác động trực tiếp đến phần nồi đun.

Khi phát ra, sóng có hình elip, hoạt động trong 1cm trên bề mặt bếp nấu. Không lan rộng nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

Sóng từ trường của bếp từ phát ra không lan rộng nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

Ngoài ra, theo thói quen thì khi nấu nướng, người dùng thường đứng cách bếp khoảng 30 -50 cm. Không giống như áp sát như điện thoại di động, nên dòng từ trường hoàn toàn không ảnh hưởng.

Đối với các nước châu Âu thì chính phủ các nước còn đưa ra chỉ thị EMC – là chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương thích điện từ của thiết bị để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chỉ thị EMC được áp dụng tại 27 nước thành viên EU.

Để được cấp chứng nhận này, các sản phẩm phải trải qua rất nhiều lượt kiểm tra nghiêm ngặt của các tổ chức cấp phép. Các sản phẩm bếp từ cần phải đáp ứng được tần số bức xạ phù hợp trước khi mang ra ngoài thị trường tiêu thụ.

Tất nhiên chất lượng bức xạ này sẽ phụ thuộc vào chất lượng và thương hiệu của sản phẩm. Khuyến cáo cho người dùng hãy nên mua hàng chính hãng từ các địa chỉ mua bếp từ uy tín. Bởi như vậy sẽ đảm bảo được nó được sản xuất dưới sự kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn từ cả nhà sản xuất và chính phủ.

Đối với hàng trôi nổi trên thị trường, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc kiểm soát này không được đảm bảo, do đó có thể sẽ gây hại cho người dùng.

Đối tượng nào không nên sử dụng bếp từ?

Hầu hết các đối tượng người dùng đều phù hợp để sử dụng bếp từ một cách an toàn. Tuy nhiên đối với những người có bệnh tim phải đeo máy trợ tim thì khuyến cáo hãy tránh xa bếp khi đang hoạt động. Bởi khi lại gần máy trợ tim có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi từ trường của bếp từ do đó gây nguy hiểm cho người dùng.

Đối với các bệnh nhân khác cũng sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ sức khỏe gắn trên người cũng nên tìm hiểu xem máy có bị ảnh hưởng bởi từ trường không hoặc nếu được thì không nên sử dụng.

Bếp từ phù hợp với hầu hết các đối tượng người dùng.

>> Xem thêm: Đánh giá bếp từ Bosch dùng có tốt không?

Một số cách sử dụng bếp từ an toàn

  •  Công suất bếp từ thường lớn nên sử dụng ổ cắm riêng, không cắm phích bếp từ chung với thiết bị điện tử khác.
  • Tạo sự thông thoáng ở vị trí đặt bếp, không đặt sát tường, không đặt nhiều vật dụng xung quanh, khoảng cách tốt nhất là cách các vật dụng khác 5 cm, cách tường 15 cm.
  • Không đặt bếp điện từ gần bếp than, bếp than sẽ làm bếp điện từ bị mục, các thiết bị điện tử gần đó có khả năng bị hư hỏng.
  • Trong phạm vi 3m lấy bếp điện từ làm trung tâm không đặt tivi, camera, hay các vật dụng dễ nhiễm từ sẽ dễ bị hỏng các thiết bị này.
  • Khi đang sử dụng bếp điện từ không nên đặt những vật bằng sắt hay các vật dễ bị nhiễm từ gần bếp như dao, muỗng, tô bằng sắt… để bảo đảm an toàn, tránh phỏng hay cháy nổ.
  • Bếp kén nồi nên các dụng cụ nấu làm bằng sắt, có từ tính như nồi sắt, chảo thép mới dùng được trên bếp từ, các loại nồi khác làm bằng chất liệu khác như thủy tinh, đất, nhôm, dùng được trên bếp từ khi có đĩa chuyển đổi nhiệt.
  • Không để dụng cụ nấu không có thức ăn bên trong ở trên bếp quá lâu, không tốt cho cả dụng cụ nấu và bếp điện từ.
  • Không để bếp quá nóng, khi nhiệt độ bếp cao cần tắt bếp, để nguội ít nhất 10 phút trước khi nấu ăn tiếp.
  • Nếu bếp bị lỗi hoặc có dấu hiệu hư hỏng bên trong bếp, bạn ngắt nguồn điện. Đem bếp đến trung tâm sửa chữa, không tự tháo mở sửa chữa.
  • Khi nấu ăn xong, tắt bếp, để nguội, vệ sinh bếp từ với khăn mềm. Với những vết bẩn khó lau chùi dùng dụng cụ chuyên dụng vệ sinh để tránh làm hỏng mặt kính của bếp.

>> Xem thêm: 8 chức năng nấu nướng hiện đại của bếp từ Bosch chính hãng

Bài viết liên quan

03/06/2022

Tìm hiểu công nghệ FlexInduction Zone trên bếp từ Bosch
Chắc hẳn khi tìm hiểu các dòng bếp từ đa điểm Bosch, bạn sẽ nghe ...

02/06/2022

Đánh giá ưu nhược điểm của máy rửa bát Bosch Serie 2
Máy rửa bát Bosch càng ngày càng xuất hiện phổ biến trong mỗi không gian ...

01/06/2022

[Đánh giá] Review máy rửa bát Bosch có sấy Zeolith SMS8YCI03E
Hãy cùng Bosch –Kitchen Luxury đánh giá review máy rửa bát Bosch có sấy Zeolith ...

01/06/2022

Kính Schott Ceran là gì? Ưu điểm và cách nhận biết loại kính này
Kính Schott Ceran là gì? Ưu nhược và cách nhận biết loại kính này là ...